Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống

Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống

 Sốt xuất huyết là bệnh rất nguy hiểm, người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Do vậy, người dân cần có những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để tránh hậu quả đáng tiếc khi mắc bệnh. Sau đây là một số cách nhận biết về các đặc điểm, triệu chứng và cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết:
 
1. Nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết:
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra và muỗi vằn (Aedes) là trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó đốt sang người lành và truyền vi rút gây bệnh.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 11.
2. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết:
– Muỗi vằn màu đen, trên thân và chân có những khoang trắng nên thường được gọi là muỗi vằn.
– Muỗi vằn trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn màn,….
– Muỗi vằn thường đốt người vào ban ngày sau đó đậu, núp vào chỗ tối.
– Muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước như: bể nước, chum vại, giếng, lốp xe, vỏ dừa, bình hoa…
Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống
3. Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Bệnh có thể gây thành dịch lớn làm nhiều người mắc cùng lúc, gây khó khăn cho việc chăm sóc và điều trị, giảm sức lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe. Người mắc bệnh thể nặng sẽ dẫn đến sốc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, trụy tim mạch, tay tê liệt, hôn mê dẫn đến tử vong, đặc biệt là trẻ em.
4. Các dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh sốt xuất huyết:
– Thể nhẹ: người mắc bệnh thường có các dấu hiệu sốt cao đột ngột 39-400C, kéo dài từ 2-7 ngày liền, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội thường đau ở vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban, không kèm theo ho, sổ mũi.
– Thể nặng: bao gồm các dấu hiệu trên và kèm theo dấu hiệu xuất huyết như  chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng.
5. Một số việc cần làm khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết: cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị. Trường hợp nhẹ, chỉ cần điều trị ngoại trú theo hướng dẫn của cán bộ y tế, có thể chăm sóc tại nhà như sau: cho người bệnh nghỉ ngơi tại nhà; cho người bệnh uống nhiều nước, uống dung dịch Oresol, nước trái cây; cho ăn nhẹ như: cháo, súp hoặc sữa; hạ sốt bằng thuốc Paracetamol liều lượng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, lau nước ấm toàn thân khi sốt cao; theo dõi người bệnh nếu có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng (sốt li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.
6. Các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết:                                                
a. Các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy, lăng quăng
  – Đậy kín các chum, vại, bể…chứa nước không để cho muỗi vào đẻ trứng.
  – Thả cá vào tất cả các vật dụng chứa nước để cá ăn bọ gậy.         
  – Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước nhỏ (chum, vại, bể…) 1 tuần 1 lần.
  – Bỏ muối vào chén nước kê chân chạn, giường, tủ, cho cát ẩm vào lọ hoa.
  – Thu gom đồ phế thải quanh nhà như chai, lọ vỡ, vỏ dừa, lốp xe…Lật úp các vật thải có chứa nước.
b. Các biện pháp phòng tránh muỗi đốt:
  – Mặc áo quần dài tay.
  – Khi ngủ cần nằm trong màn kể cả ban ngày
  – Dùng rèm, mành tẩm hóa chất diệt muỗi che cửa.
  – Diệt muỗi bằng hóa chất như phun thuốc, tẩm màn, thắp hương muỗi, dùng bình xịt diệt muỗi, bôi kem chống muỗi đốt…. 
 
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm rất phổ biến vào mùa mưa, do muỗi Aedes aegypti gây nên. Phòng ngừa bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Một số các biện pháp vệ sinh dưới đây sẽ rất hữu ích để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh sốt xuất huyết:
 
1/ Loại bỏ những vật dụng gây đọng nước khi không còn sử dụng. Trong trường hợp có thùng và xô chưa dùng đến, hãy lật úp chúng để đảm bảo không có nước dư thừa.
 
2/ Không để được tồn đọng nước ở bất cứ nơi nào quanh nhà hoặc trồng cây trong chậu hoặc bình có chứa nước. Đó là môi trường lý tưởng sinh sản muỗi và, rất có thể là một ổ dịch Dengue.
3/ Sử dụng chất chống côn trùng và chống muỗi
4/ Lắp đặt lưới chống muỗi vào các ô thoáng, cửa sổ và cửa ra vào. Điều này có khả năng ngăn muỗi hiệu quả và phần nào hạn chế được thời gian phun thuốc chống côn trùng và chống muỗi.
Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống
5/ Cẩn thận với bệnh nhân sốt xuất huyết. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh sốt xuất huyết, hãy chăm sóc một cách đặc biệt và cố gắng cách li một cách triệt để người bệnh với các thành viên còn lại tranh để muỗi không có điều kiện lây truyền bệnh.
6/ Luôn ngủ màn ngay cả vào ban ngày và ban đêm để ngăn ngừa muỗi đốt.
7/ Nếu đặt thùng rác trong nhà, điều quan trọng bạn luôn phải ghi nhớ là phải che đậy bằng nắp thùng thật kỹ sau mỗi lần sử dụng.
8/ Trồng cây đuổi muỗi (cây holy tulsi). Đây là loại cây kỳ diệu này có một số đặc tính ngăn không cho muỗi sinh sản, là một phương pháp tự nhiên giúp xua đuổi muỗi khỏi ra khỏi nhà
9/ Đốt dầu long não. Long não hoạt động như một loại thuốc chống muỗi kỳ diệu. Đốt dầu long não trong phòng và đóng kín tất cả các cửa ra vào và cửa sổ khoảng 15-20 phút. Bạn đã loại bỏ muỗi trong nhà một cách triệt để.
098 6978 000
098 6978 000
1
Bạn cần hỗ trợ?